Những nguyên tắc thông gió giếng trời cho nhà phố hiện đại
Việc nắm những nguyên tắc thông gió giếng trời cho nhà phố hiện đại có diện tích khá chật hẹp và san sát nhau vô cùng cần thiết. Với mong muốn đem đến không gian thoáng mát và dồi dào sinh khí cho các thành viên trong gia đình. Nhưng làm thế nào để có một giếng trời như ý. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Những nguyên tắc thông gió giếng trời cho nhà phố hiện đại
Nguyên tắc thông gió giếng trời cho nhà phố dựa vào vị trí và đặt hướng
Giếng trời ngoài tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Theo yếu tố phong thủy nó còn giúp gia chủ thu hút tài lộc vào nhà nhờ điều hòa không khí và cung cấp nguồn sáng tự nhiên.
Phụ thuộc vào diện tích cũng như nhu cầu của chủ nhà mà bạn chọn vị trí đặt giếng trời. Nhưng theo kinh nghiệm của một số chuyên gia trong ngành thì nên đặt nó ở giữa nhà và tốt nhất là cạnh bên cầu thang giếng trời sẽ phát huy được hết công năng.
Bên cạnh đó, cần đặt giếng trời ở hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Hai hướng này sẽ giúp ngôi nhà bạn đón nhận được nguồn gió mát mẻ, thông thoáng cũng như nguồn sáng dễ chịu nhất.
Bạn tuyệt đối nên tránh đặt giếng ở hai hướng Tây hoặc Đông. Vì hướng Tây hứng nắng gắt vào buổi chiều, còn hướng Đông mặt trời mọc lại đón nhận nguồn sáng nhiều nhất. Chúng sẽ làm cho ngôi nhà bạn không được thông thoáng do nhiệt độ tăng lên gây khó chịu và bí bách.
Với nguồn ánh sáng mạnh trực tiếp như vậy, không những ảnh hưởng sức khỏe mà còn làm các đồ vật trong nhà bị phai màu và nhanh hỏng.
Nguyên tắc thông gió giếng trời cho nhà phố dựa trên cấu tạo và kích thước
Giếng trời có cấu tạo gồm 3 phần, đó là:
- Đính giếng.
- Thân giếng.
- Đáy giếng.
Khi xây dựng giếng trời kích thước không nên quá to hay quá nhỏ. Để đạt được tối ưu nhất thì thường giếng trời sẽ có diện tích trong khoảng từ 4 – 6 m2. Hoặc xây dựa theo tỉ lệ của giếng trời và diện tích sử dụng tổng thể của ngôi nhà là 1:10. Hay nói cách khác là diện tích giếng trời chiếm 10% tổng diện tích của ngôi nhà.
Nguyên tắc thông gió giếng trời cho nhà phố dựa vào vật liệu mái che
Để giếng trời thông thoáng và phát huy được hết công năng khi sử dụng, thì vật liệu mái che là điều hầu hết các gia chủ đều rất quan tâm. Vật liệu làm mái che nào vừa thông gió điều hòa không khí cho ngôi nhà, vừa hứng được nguồn sáng tự nhiên dịu mát?
Hiện nay, vật liệu mái che ngày càng được tối ưu và đa dạng hóa cho gia chủ sử dụng. Vật liệu không thể không nhắc đến vì được nhiều gia đình lựa chọn là vật liệu che mái polycarbonate. Chúng với nhiều ưu điểm như chịu lực tốt, bền bỉ, có thiết kế bề sang trọng và giá thành lại khá hợp lý. Ngoài ra, các bạn cũng có thể chọn một số chất liệu mái che khác như tôn, kính, bạt.
Nguyên tắc thông gió giếng trời cho nhà phố dựa vào việc trang trí giếng trời
Nhằm tạo không gian xanh hài hòa, thông thoáng cho căn hộ, bạn có thể thiết kế đáy giếng một hòn non bộ vừa vẹn với diện tích cùng một ít cây xanh nhỏ. Và phần thân giếng bạn có thể thêm một vài chậu cảnh hay hoa treo hoặc trồng một ít dây leo. Đồng thời ốp đá tạo nên sự tươi mát, không gian thư giãn thêm phần sống động.
Xem thêm: Những lưu ý khi thiết kế nội thất nhà phố hiện đại
Một số lưu ý để giếng trời của nhà phố được thông gió hiệu quả nhất
- Để gió được lưu thông, tránh tình trạng quẫn gió trong nhà các bạn không nên bố trí cửa gió ra và cửa gió vào cùng một phía. Để thoáng khí hơn các bạn có thể mở thêm một cửa thoát gió ở phía sau nhà và chừa ra một khoảng sân nhỏ khoảng tầm 60cm.
- Để gió thông được tốt thì kích thước của cửa sổ, cửa đi và các ô trống bạn nên thiết kế lớn nhất trong hạn mức được cho phép.
- Khi xây tường bạn nên dùng kết cấu nhẹ và nếu được bạn nên xây có khoảng trống ở giữa 2 lớp tường để thông gió tốt hơn.
- Cần tránh thiết kế các phòng chỉ mở cửa ở một phía.
- Đối với cửa hút gió bạn nên đặt cửa ở phía chân tường và vị trí hướng đầu gió. Còn đối với cửa gió ra các bạn nên bố trí ở điểm cao hơn trong phòng và đặt cửa ở vị trí hướng cuối của gió.
- Lưu ý khi thiết kế nội thất nhà phố là không bày biện trong phòng quá nhiều đồ đạc, đặc biệt là các căn phòng chật hẹp.
- Nhằm tăng diện tích cho bề mặt để ban đêm nhận được nhiều không khí mát mẻ cho ngôi nhà thì ở bề mặt bạn nên chọn các vật liệu có bề mặt nhám để chúng tự tạo bóng râm.
- Giếng trời không nên đặt trước nhà, vì phần trước đã khá là thông thoáng với đầy đủ ánh sáng và gió. Nên bố trí ở phần giữa ngôi nhà trở về sau để ngôi nhà hài hòa đỡ bí bách hơn.
Qua nội dung bài viết trên đây, Nhadep.studio mong muốn các bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về nguyên tắc thông gió giếng trời cho nhà phố hiện đại cũng như nắm được một số lưu ý để giếng trời không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn phát huy được hết công năng cho ngôi nhà của bạn khi sử dụng.