Thiết kế giếng trời nhà phố sao cho an toàn và vượng khí?

thiết kế giếng trời

Thiết kế giếng trời nhà phố sao cho an toàn và vượng khí?

Giếng trời là một thiết kế nội thất nhà phố đặc biệt, giúp không gian ngôi nhà trở nên thoáng mát và dễ chịu. Bên cạnh đó đây còn là yếu tố giúp đến mang đến vượng khí, quyết định yếu tố phong thủy của ngôi nhà. Vậy khi thiết kế giếng trời nên lưu ý những điểm gì để ngôi nhà có được yếu tố phong thủy và an toàn. Bạn hãy cùng Nhadep.studio tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé.

Giếng trời là gì? Có nên thiết kế giếng trời trong nhà không?

Giếng trời là gì?

Giếng trời là một thiết kế khá quen thuộc đối với các thiết kế nhà phố hiện đại. Bởi hầu hết nhà phố bị vây quanh bởi không gian bí bạch chật hẹp, không có nhiều sự thoáng mát. Giếng trời là một thiết kế đặc biệt làm giảm bớt vấn đề này, tạo không gian mở cho ngôi nhà.

Giếng trời được thiết kế theo phương thẳng đứng, từ trên phần mái xuống đến tầng trệt của ngôi nhà. Đây không phải một kế bắt buộc trong ngôi nhà, có thể có hoặc không. Với thiết kế đây được xem như một tiêu chuẩn, với kiến trúc như một giải pháp và với xây dựng như một xu hướng.

Có nên thiết kế giếng trời trong nhà hay không?

Khi chuẩn bị xây nhà, hầu hết các chủ nhân nhà phố đều đưa ra câu hỏi có nên thiết kế giếng trời trong nhà hay không? Trên thực tế nếu căn nhà của bạn có giếng trời nó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, như sau:

Đầu tiên là vấn đề chiếu sáng, với những căn nhà phố, nhà lô thì vấn đề ánh sáng cho ngôi nhà rất được quan tâm. Bởi xung quanh bởi các bức tường nhà, ánh sáng tự nhiên khó có thể chiếu vào. Khi thiết kế giếng trời trong nhà vừa giải quyết được vấn đề ánh sáng vừa tăng tính phong thủy.

Cùng với đó, khi có giếng trời trong ngôi nhà bạn sẽ luôn cảm giác được sự thông thoáng, dễ chịu. Có như vậy các thành viên trong gia đình mới có được cảm giác thư giãn khi sinh sống trong ngôi nhà. Ánh sáng tự nhiên từ giếng trời còn giúp chống ẩm mốc cho tường nhà.

Hơn thế nữa, nhà phố thường có phần diện tích rất hạn chế, thiết kế giếng trời sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn ăn gian diện tích. Bước vào một ngôi nhà có giếng trời bạn sẽ có cảm giác rộng rãi, thoải mái và thoáng mát hơn những ngôi nhà bình thường.

Như vậy, giếng trời đem lại rất nhiều lợi ích cho căn nhà. Nhưng một câu hỏi nữa lại được đặt ra, thiết kế giếng trời nhà phố sao cho an toàn an toàn và hợp phong thuỷ? Bạn có thể lưu ý một số thông tin ở dưới đây.

Xem thêm: Thiết kế giếng trời cho nhà phố có diện tích nhỏ

Hướng dẫn cách thiết kế kích thước giếng trời hợp lý

Thiết kế giếng trời trong nhà

Bắt nguồn từ các giếng tròn thường được gặp ở các kiến trúc nhà ở tại Tây Âu, cách tân và từ đó giếng trời trong nhà được sử dụng phổ biến như ngày nay. Vớ giếng trời trong nhà, người ta sử dụng với mục đích chính là lấy ánh sáng tự nhiên, nó không có tác dụng thông gió giống như giếng trời sau nhà.

Nếu thiết kế nhà là nhà ống thì thông thường giếng trời được thiết kế có hình trụ, nhằm tiết kiệm không gian. Để giảm đi sự đơn điệu thông thường ở phần đáy giếng sẽ được đặt những chậu cây.

Giếng trời trong nhà cần phải được đảm bảo về yếu tố thời tiết. Cân bằng được nhiệt độ trong ngôi nhà cũng như lượng gió ra vào. Đảm bảo vào mùa hè không quá nóng và vào mùa đông không quá lạnh. Thêm vào đó, cần đảm bảo vào những ngày mưa lâu, mưa dầm nước mưa sẽ không bị hắt vào bên trong. Bởi như vậy có thể hỏng hóc đồ vật bên trong nhà. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn có thể tham khảo:

Đầu tiên, phần sắt chờ ở phía góc nên chừa lại, gia cố thêm phần biên đỉnh giếng.

Thứ hai, phần tường bao quanh đỉnh giếng nên có chiều cao từ 15cm đến 1m6, chiều cao này phụ thuộc vào yêu cầu của gia chủ. Cùng với đó là trụ bê tông của góc giếng nên có kích thước 15x15cm.

Thứ ba, lớp trên cùng của giêng trời là vật liệu lấy sáng, các vật liệu bạn có thể sử dụng như: kính cường lực, mic từ polycacbonat, kính ép kithaglass. Lưu ý thêm, khi sử dụng những vật liệu lấy sáng này bạn nên dán thêm 1 hoặc 2 lớp phin lọc tia UV, làm như vậy để tránh việc tác động của tia UV có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thành viên sống trong nhà.

Ngoài ra, khi thiết kế giếng trời trong nhà cần lưu ý đến hệ thống thoát nước nhằm tránh trường hợp nước mưa tràn vào nhà. Tấm lấy sáng nên có kích thước lớn hơn ô thông gió, ví dụ ô thông gió 1m x 1m thì tấm lấy sáng nên có kích thước 1m2x1m2. Như vậy, nước mưa không tràn vào nhà mà còn đem lại không gian thoáng mát. 

Tỷ lệ chiều cao lấy gió là 17cm, chiều che là 20cm sẽ tạo thành góc che 40 độ làm cho nước mưa rất khó hắt hoặc dột vào nhà. Một lưu ý đảm bảo cho tính an toàn của bạn, nên trang bị một lớp lưới hứng kính dưới miệng giếng, phòng khi kính bị vỡ.

Thiết kế giếng trời sau nhà

So với giếng trời trong nhà thì giếng trời sau nhà có nhiều ưu điểm hơn, giếng trời sau nhà là một thiết kế theo phong cách tự do. Nó không đơn giản là thiết kế để lấy ánh sáng tự nhiên mà còn có thể tận dụng gió và mưa tự nhiên. So với giếng trời trong nhà thì giếng trời sau nhà lấy gió đều chính vì rất tốt cho việc tạo không gian thoáng mát và tốt cho sức khỏe.

Khi bạn đặt giếng trời theo hướng mà thường có gió thổi mạnh, điển hình như hướng Tây Bắc. Bạn nên lắp đặt thêm các thiết bị điều tiết gió, hoặc thiết kế thu hẹp diện tích lấy gió của giếng.

Khi thiết kế giếng trời sau nhà, chi phí bạn bỏ ra sẽ không quá tốn kém, Chính vì vậy bạn hoàn toàn có thể bỏ thêm chi phí để trang trí cho góc giếng trời trở nên đẹp mắt và sinh động hơn. Các chất liệu có thể tham khảo như: tranh gốm, tranh cát, sỏi hoặc các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

Về các bước thực hiện giếng trời sau nhà hoàn toàn giống với giếng trời trong nhà. Có thể kết hợp thêm việc đặt cây xanh ở đáy giếng, kết hợp thêm hòn nam bộ. Tạo ra sự phong phú, đẹp mắt cho không gian mà vừa tăng tính phong thủy, sinh động cho ngôi nhà.

Nếu bạn ghi nhớ được những yếu tố như chúng tôi vừa chia sẻ cho thiết kế giếng trời cho căn nhà của mình. Chúng tôi tin rằng không gian nhà của bạn sẽ vừa thoáng mát, đẹp mắt, tinh tế và đảm bảo được yếu tố phong thủy, an toàn.

5/5 - (1 vote)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *